Nhật Bản phát triển hệ thống “người đứng bên rèm” để đánh lạc hướng tội phạm và yêu râu xanh
BáoAsahi.com – Hệ thống “Man on the Curtain” được kỳ vọng sẽ đánh lạc hướng những kẻ phạm tội có mục đích và dục vọng xấu với phụ nữ sống một mình tại Nhật Bản.Người Nhật vốn nổi tiếng với nhiều phát minh sáng tạo độc đáo và hệ thống có tên “Man on the Curtain” nhằm mục đích bảo vệ phụ nữ sống một mình là minh chứng rõ ràng nhất.Mặc dù tội phạm...
Có thể bạn quan tâm:
- Thanh niên Nhật Bản tạo hình động vật từ bóng bay giống y như thật
- Công ty Nhật Bản sắp chế ra mưa sao băng nhân tạo – tưởng hay nhưng đó lại là ý tưởng hết sức tồi tệ
- Startup Nhật Bản tạo ra tỷ suất lợi nhuận gần 15.000% sau 5 năm
- Ngôi trường đặc biệt đào tạo nữ lãnh đạo ở Nhật Bản
- Nhật Bản: Đã bắt được thủ phạm giết hại bé gái 7 tuổi rồi ngụy tạo hiện trường tai nạn tàu hỏa
BáoAsahi.com – Hệ thống “Man on the Curtain” được kỳ vọng sẽ đánh lạc hướng những kẻ phạm tội có mục đích và dục vọng xấu với phụ nữ sống một mình tại Nhật Bản.
Người Nhật vốn nổi tiếng với nhiều phát minh sáng tạo độc đáo và hệ thống có tên “Man on the Curtain” nhằm mục đích bảo vệ phụ nữ sống một mình là minh chứng rõ ràng nhất.
Mặc dù tội phạm hiếm khi xuất hiện tại thủ đô Tokyo nhưng không phải không có. Trong đó, phụ nữ sống một mình được coi là nhóm đối tượng dễ gặp nguy hiểm và có khả năng bị tấn công cao nhất.
Để phần nào bảo vệ phụ nữ trước những mối nguy hiểm, một công ty có tên Leo Palace 21 đã phát triển thành công một hệ thống có tên Man on the Curtain. Hệ thống này bao gồm một máy chiếu có khả năng kết nối với smartphone.
Thiết bị sẽ chiếu hình ảnh hoạt động của người đàn ông lên tấm rèm cửa để truyền thông điệp “cảnh báo” tới các đối tượng có mục đích xấu.
Khi nhìn từ bên ngoài cửa sổ, họ sẽ chỉ nhìn thấy bóng của một người đàn ông. Qua đó, hình ảnh phản chiếu trên rèm có thể đánh lừa những kẻ tội phạm hoặc yêu râu xanh.
Để tạo ra những hình ảnh bóng người hoạt động trên các tấm rèm, Leo Palace 21 đã sử dụng diễn viên và quay hình lại các hoạt động của họ. Có tổng cộng 12 động tác điển hình như nâng tạ, tập bóng chày, tập võ hay thậm chí chơi guitar,…
Mỗi hoạt động sẽ kéo dài 30 phút và tự động chuyển tiếp khi hết. Như vậy mỗi hệ thống sẽ có ít nhất 6 giờ chiếu 12 hoạt động liên tục.
Nhìn từ bên ngoài các căn hộ, người đi đường chỉ thấy bóng của một người đàn ông trong nhà
Hiện tại Leo Palace 21 chưa có kế hoạch thương mại hóa hệ thống này và chỉ mới dừng ở nguyên mẫu. Nếu hệ thống này sớm được thử nghiệm thành công tại Nhật Bản, chúng ta có thể chờ đợi những sản phẩm thực tế sẽ có mặt trên toàn cầu trong tương lai.
Tham khảo Wonderful Engineering
Baoasahi.com: Báo Nhật Bản tiếng Việt cho người Việt
Tin tức nước Nhật online: Nhật Bản lớn thứ 2 tại Nhật BẢn cập nhật thông tin kinh tế, chính trị xã hội, du lịch, văn hóa Nhật Bản- Vì sao người Nhật dù nghèo đói nhưng không bao giờ ăn xin?
- Đại học hàng đầu Nhật Bản có gì đặc biệt?
- Đường lên núi Phú Sĩ ở Nhật bị tắc nghẽn nghiêm trọng
- Lãnh đạo ĐH Nhật cúi rạp người xin lỗi vì sửa điểm thi của thí sinh
- Mẹo giúp bạn tiết kiệm tiền ăn hiệu quả để cuộc sống ở Nhật “dễ thở” hơn
- Vì sao tiếng Việt tạo nên “cơn sốt” ở Đài Loan, Trung Quốc?
- Sự “sáng tạo tột bậc” của ẩm thực Nhật Bản: Cốc cafe 20 năm tuổi có mức giá hơn 20 triệu
- Đắt như sao trên trời: Nhật Bản ra mắt mưa sao băng nhân tạo, trị giá 200 tỷ đồng/ngôi sao
- Kỹ thuật cắt giấy cổ đại Nhật Bản đang được ứng dụng để chế tạo robot mềm, chuyển động mượt mà như rắn thật